Chống thấm chân tường ngoài trời và những điều bạn chưa biết!

Rate this post

Một trong những công đoạn quan trọng không thể thiếu để ngôi nhà của bạn trở nên chắc chắn hơn đó là công đoạn chống thấm. Đặc biệt ở một số khu vực quan trọng ví dụ như tường nhà hay cụ thể hơn là chân tường nhà ngoài trời là nơi chịu tác động trực tiếp bởi những yếu tố khắc nghiệt bên ngoài. Vì vậy chống thấm tường nhà là một trong những bước quan trọng giúp bạn bảo vệ được tổ ấm thân yêu của mình. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về chống thấm chân tường ngoài trời ngay nhé!

1. Những nguyên nhân gây thấm dột tường nhà

Tường nhà xảy ra tình trạng thấm dột có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như một số nguyên nhân phổ biến sau đây gây ra hiện tượng thấm dột tường nhà:

Nguyên nhân thứ nhất phải nói tới là thời tiết: Trời mưa nhiều làm nước mưa thẩm thấu vào tường nhà gây ra hiện tượng ngấm tường nhà.

Nguyên nhân thứ hai không thể không kể đến là do vị trí đặt ống thoát nước cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chống thấm tường nhà. Bạn cần lưu ý nếu như bạn đặt ống thoát nước quá sát tường nhà sẽ khiến nước và hơi ẩm có thể xâm nhập vào bên trong tường nhà theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường. Điều này nếu như xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến tường nhà xuất hiện những mảng loang lổ và lớp sơn bị xuống cấp nghiêm trọng.

Nguyên nhân thứ ba là do nguyên liệu khi thi công không đảm bảo. Điều này sẽ khiên sau một thời gian dài xây dựng, tường nhà bạn sẽ xuất hiện những vết nứt, bong tróc tạo điều kiện cho nước và hơi ẩm thẩm thấu nhanh vào bên trong hơn. Đặc biệt là vào mùa mưa, tình trạng này sẽ diễn ra càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân cuối cùng là do công trình nhà bạn không sử dụng phương pháp chống thấm dột ngay từ khâu xây dựng ban đầu làm nước, hơi ẩm có thể xâm nhập vào bên trong cấu trúc của tường nhà một cách nhanh và nghiêm trọng hơn.

2. Những phương pháp chống thấm chân tường ngoài trời hiệu quả

2.1 Chống thấm chân tường ngoài trời bằng sơn

Đối với bề mặt tường nhà mới xây:

chống thấm chân tường ngoài trời bằng sơn chống thấm

Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công.

Việc làm sạch bề mặt thi công đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên lớp chống thấm có chắc chắn hay không. Chúng ta sẽ dùng doa để tiến hành loại bỏ sần sùi, cát mịn còn tồn đọng trên tường.

Bước 2: Phun lớp lót chống thấm.

Sau đó chúng ta sẽ phủ một lớp lót để kết nối giữa bề mặt tường và sơn chống thấm. Điều này giúp tăng khả năng liên kết giúp tường sẽ được chống thấm tốt và làm tăng tuổi thọ của lớp chống thấm hơn.

Bước 3: Sử dụng sơn chống thấm.

Chúng ta sẽ tiến hành sơn chống thấm ít nhất 2 lớp và mỗi lớp cách nhau 2 tiếng để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.

Bước 4: Kiểm tra.

Chúng ta sẽ sử dụng nước để kiểm tra chất lượng chống thấm của tường. Nếu lớp chống thấm đạt yêu cầu thì tiến hành bàn giao.

Đối với bề mặt tường nhà cũ, đã xuống cấp:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt tường.

Bề mặt tường cũ sẽ xuất hiện những vết bong tróc, sứt mẻ do quá trình sử dụng nhiều năm và tác động từ những yếu tố bên ngoài. Vì vậy chúng ta cần khắc phục tình trạng này trước khi tiến hành chống thấm.

Sử dụng những dụng cụ chuyên dụng như chổi sắt, bay cạo hoặc máy đánh bề mặt để loại bỏ toàn bộ lớp sơn cũ đã bị bong.

Sau đó trám vá lại các vết nứt bằng các loại như keo silicon hoặc phụ gia chống thấm trộn xi măng…

Cuối cùng là trát lại những điểm tường bung nở nhiều để tạo giúp tường bằng phẳng nhất. Khi bề mặt tường đã đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm thấp thì mới bắt đầu thi công chống thấm.

xử lý các vết mốc, vết nứt trước khi sơn chống thấm

Bước 2: Phun lớp lót chống thấm.

Để tăng khả năng liên kết chúng ta sẽ tiến hành phủ một lớp lót sơn chống thấm trộn vữa xi măng để giúp kết cấu nhanh ổn định và giảm bớt sự thấm, giúp thêm phần kiên cố cho lớp màng bảo vệ.

Bước 3: Sử dụng sơn chống thấm.

Sử dụng dụng cụ chuyên dụng như con lăn hoặc cọ quét để thi công sơn chống thấm. Lưu ý bề mặt tường phải được phủ đều ít nhất 2 nước sơn và mỗi lần sơn cách nhau khoảng 4 giờ đồng hồ.

Bước 4: Kiểm tra.

Chúng ta sẽ kiểm tra lại bằng nước. Nếu như chất lượng chống thấm đạt chuẩn thì sẽ tiến hành

bàn giao.

>> Xem thêm: 

2.2 Chống thấm chân tường ngoài trời bằng sika

Quy trình thi công:

Bước 1: Đầu tiên tiến hành thi công lớp lót Sikaproof Membrane lên bề mặt bê tông khô bằng cọ hoặc phun. Lưu ý mật độ thi công khoảng 0.2 – 0.3 Kg/m² cho lớp lót. 

Bước 2: Đợi lớp lót khô hoàn toàn (khoảng 2-3 giờ) sau đó thi công lớp thứ nhất Sikaproof Membrane dày nguyên chất với mật độ tiêu thụ khoảng 0.85 Kg/m².
Sau đó tiến hành thi công lớp Sikaproof Membrane thứ hai và ba (không pha loãng) với mật độ tiêu thụ khoảng 0.85 kg/m². Các lớp thi công cách nhau 2 giờ.

Bước 3: Tiến hành thi công kết nối bằng Sika Latex TH hai lớp
Lớp kết nối thứ nhất: Chờ Sikaproof Membrane khô hoàn toàn sau đó quét hỗn hợp kết nối hồ dầu lên lớp Sikaproof Membrane lên trên với mật độ tiêu thụ 0.25 lít/m². Sau đó hoàn thiện vữa chống thấm Sika Latex TH bằng phương pháp xoa nền. Nếu trường hợp không thể xoa phẳng bề mặt thì xoa đều bằng bay thép.

Lớp kết nối thứ hai: Phủ lớp vữa bảo vệ bằng 2 hỗn hợp xi măng -cát và hỗn hợp Sika Latex TH- nước. Khi lớp hồ dầu Sika Latex TH còn ướt thi công bằng tay, làm phẳng bề mặt bằng bay.

chống thấm chân tường ngoài trời bằng sika

Trên đây là những kiến thức về chống thấm chân tường ngoài trời. Hy vọng kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống hoặc trong công việc.

>> Xem thêm những thông tin hữu ích về sơn chống thấm ngoài trời tại: https://sonjymec.com/son-chong-tham-ngoai-troi.htm