Chống thấm là công đoạn không thể bỏ qua đối với mỗi công trình xây dựng. Tùy theo những hạng mục công trình và nhu cầu của khách hàng mà lựa chọn những sản phẩm chống thấm khác nhau. Với những vị trí đặc biệt quan trọng thì nhiều người sẽ dùng sơn chống thấm gốc dầu. Vậy sơn chống thấm gốc dầu là gì? Có đặc điểm gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về sơn chống thấm gốc dầu nhé.
1. Sơn chống thấm gốc dầu là gì?
Sơn chống thấm gốc dầu là gì?: Là loại sơn có thành phần chứa Pliolite, keo Acrylic Resin và các chất phụ gia đặc biệt khác. Sơn chống thấm gốc dầu hay còn gọi là sơn lót gốc dầu, nó có khả năng kháng kiềm, chống phấn hóa, chống nấm mốc, chống ố và đặc biệt là chống thấm ngược hiệu quả. Sơn chống thấm gốc dầu giúp ngăn chặn tình trạng thấm dột trên bề mặt công trình do những tác động tiêu cực của thời tiết như nắng gắt, mưa, độ ẩm…giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn được bền, đẹp theo thời gian.
2. Những điều bạn cần biết về sơn chống thấm gốc dầu
2.1. Ưu điểm của sơn chống thấm gốc dầu
Sơn chống thấm gốc dầu có những ưu điểm nổi bật như sau:
Màng sơn cứng, hạn chế được trầy xước do va đập.
Sơn chống thấm gốc dầu sẽ tạo độ bóng cao cho bề mặt tường nên nó chống bụi bẩn tốt và dễ dàng cho việc vệ sinh, lau chùi.
Sơn chống thấm gốc dầu có khả năng bám dính cao, độ đàn hồi tốt và có độ bền lâu dài.
Sơn chống thấm gốc dầu ngăn chặn sự thấm ẩm của nước và hơi nước một cách tối ưu nhất nên nó cũng hạn chế được rong rêu, nấm mốc hiệu quả.
Sơn chống thấm gốc dầu dùng để thi công ở những vị trí khí như chân tường, góc tường, chống ố vàng trần nhà,.. rất tốt
Với sơn chống thấm gốc dầu bạn có thể thỏa sức sáng tạo với tranh vẽ 3D để tạo ra những không gian độc lạ, đẹp mắt và thể hiện được cá tính riêng, phong cách riêng không lẫn với ai cho ngôi nhà của mình.
2.2. Nhược điểm của sơn chống thấm gốc dầu
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì sơn chống thấm gốc dầu cũng có một số những nhược điểm như sau:
Sử dụng sơn chống thấm gốc dầu thì dễ bị chói lóa khi nhìn dưới ánh nắng mặt trời do sơn dầu có độ bóng cao.
Sơn chống thấm gốc dầu do có cấu tạo là sơn Alkyd hoặc Epoxy nên có mùi khó ngửi hơn so với sơn nước.
Độ bền của sơn chống thấm gốc dầu không cao, sau một thời gian sử dụng sơn dễ bị bong tróc, tách lớp.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Bỏ túi ngay ý tưởng trang trí phòng ngủ mùa đông cực ấm áp
- Tìm hiểu về phong cách nội thất Địa Trung Hải
2.3. Sơn chống thấm gốc dầu có an toàn không?
Với những hãng sơn nổi tiếng và có uy tín trên thị trường thì sẽ chú trọng đến vấn đề sức khỏe con người và sự an toàn với môi trường nên nếu chọn sơn chống thấm gốc dầu từ những thương hiệu sơn uy tín trên thị trường thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
2.4. Sơn chống thấm gốc dầu bao lâu thì khô
Những yếu tố ảnh hưởng tới độ khô của sơn chống thấm gốc dầu như là: Độ ẩm hay nhiệt độ của thời tiết, bề mặt công trình chống thấm là cũ hay mới và loại sơn mà bạn sử dụng.
Với điều kiện bình thường sơn chống thấm gốc dầu có thời gian khô bề mặt khoảng 60 – 90 phút và để khô hoàn toàn mất khoảng 3 – 4 giờ. Còn trong điều kiện thời tiết không thuận lợi thời tiết ẩm, bề mặt tường cũ thì thời gian để sơn khô hoàn toàn có thể kéo dài từ nửa ngày đến một ngày.
2.5. Có nên sử dụng sơn chống thấm gốc dầu không?
Sơn chống thấm gốc dầu với những ưu điểm nổi bật kể trên sẽ giúp giảm thiểu các hiện tượng thấm dột, rêu mốc, kiềm hóa, ố vàng, bong tróc trên các bề mặt nhất là các công trình ngoại thất như ban công, tường nhà,..Bên cạnh đó sơn chống thấm gốc dầu còn được sử dụng để lấp các vết nứt, khe hở nhỏ tạo độ nhẵn mịn cho bề mặt sàn, bề mặt tường. Do vậy bạn nên sử dụng sơn chống thấm gốc dầu để bảo vệ công trình của mình được tốt nhất.
3. Thi công sơn chống thấm gốc dầu
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:
Đây là một bước khá là quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng thi công chống thấm. Bạn cần phải loại bỏ hết bụi bẩn, cát sỏi và tạp chất dính trên bề mặt, đảm bảo sao cho bề mặt thi công phải sạch và khô.
Bước 2: Thi công bột bả tường
Trám trét những khe nứt, kẽ hở rồi thi công một lớp bột bả tường để làm phẳng bề mặt.
Bước 3: Thi công sơn chống thấm gốc dầu:
Sau khi lớp bột bả khô thì tiến hành thi công lớp sơn chống thấm gốc dầu lên bề mặt cần chống thấm. Lưu ý là nên sơn một lớp sơn mỏng và đều tay, sơn làm nhiều lớp để đạt hiệu quả tối đa.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn sơn chống thấm gốc dầu và những điều bạn cần biết về sơn chống thấm gốc dầu. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về dòng sơn chống thấm gốc dầu này và qua đó có thể lựa chọn được một sản phẩm sơn chống thấm phù hợp nhất với công trình của mình.
>> Xem thêm nhiều thông tin hữu ích về sơn chống thấm tại: https://sonjymec.com/son-chong-tham-tuong-trong-nha.htm
Leave a Reply