Ưu – nhược điểm của phương pháp thi công cừ tràm

Rate this post

Thi công cừ tràm từ xưa đến nay đều rất được ưa chuộng sử dụng trong việc gia cố nền móng nhà cửa, công trình hạ tầng ven sông, mương của nhân dân ta. Tuy nhiên để có thể hiểu và sử dụng phương pháp thi công cừ tràm hiệu quả và hợp lý, lâu dài nhất, chúng ta cần hiểu rõ về các đặc tính ưu – nhược của phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điều đó. 

1. Thi công cừ tràm là gì?

Trong dân gian, thi công cừ tràm là một phương pháp thường được sử dụng nhằm tăng tính kiên cố, vững chắc cho nền, móng của các công trình xây dựng, nhà cửa có tải trọng không quá lớn.

Đóng cọc cừ tràm, hay thường được gọi là thi công cừ tràm là phương pháp giúp nâng cao độ bền chặt của đất, giảm tính rỗng của các nền đất bên dưới, tăng sức tải trọng của nền móng bên dưới công trình.

Vậy tại sao lại được gọi là thi công cừ tràm mà không phải thi công khác? Đó là bởi phương pháp thi công này dùng thân cây cừ tràm.

Cừ tràm là một loại cây lâm nghiệp lâu năm, hiện nay trở thành một trong những vật liệu xây dựng từ thiên nhiên  rất được ưa chuộng.

Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, có thể sống tốt tại những nơi đất bị nhiễm mặn nặng. Đặc biệt cừ tràm là loại cây chịu nước rất tốt. Khi ở trong môi trường ngập nước hoặc độ ẩm cao, cọc cừ tràm ở trong đất sẽ có độ bền rất cao.

Do vậy, chỉ được đóng cọc tràm trong đất ngập nước để cọc cừ tràm không bị mục nát. Nếu đóng chúng trong đất khô, không nước, một thời gian sau, tràm bị mục nát sẽ gây phản tác dụng, làm cho nền đất yếu đi.

2. Ưu điểm – nhược điểm khi sử dụng phương pháp thi công cừ tràm

  • Ưu điểm của cừ tràm:

–  Cừ tràm hiện nay có thể nói là có giá thành rẻ, phổ biến và được sử dụng nhiều ở các địa phương trong khu vực miền Nam, các vùng gần sông, đầm, kênh, mương… Giá một cây cừ tràm có đường kính thân cây tầm 10-12cm khoảng 40.000đ-50.000đ.

– Khả năng chịu tải trọng của cừ tràm đối với các công trình có quy mô không quá lớn rất tốt, độ bền chắc có thể lên tới 50 năm, nếu bảo quản tốt có thể lên đến 60 năm.

– Cọc cừ tràm rất phù hợp với các công trình có mực nước ngầm cao, gần kênh rạch, sông suối. Ưu điểm này xuất phát từ đặc tính ưa nước, khả năng chịu nước, chịu phèn, mặn và độ ẩm cao, và có thể giảm mối mọt trong môi trường ẩm.

– Việc thi công cừ tràm hiện nay không đòi hỏi quá nhiều công sức, nhân công, với sự hỗ trợ của máy móc, chỉ cần 3-4 công nhân có thể thực hiện công việc thi công cừ tràm nhanh chóng và tiện lợi.

  • Nhược điểm của cừ tràm:

– Do các cây cừ tràm không đồng đều về độ cao, kích thước thân cây và độ thẳng. Điều này  dẫn đến việc khó điều chỉnh khi tiến hành thi công, yêu cầu công nhân cũng như máy móc kĩ thuật cao, có kinh nghiệm khi sử dụng cọc cừ tràm.

– Trái với ưu điểm chịu nước và ẩm cao, đây cũng có thể mà nhược điểm của cọc cừ tràm. Sử dụng cọc cừ tràm ở khu vực khô hạn, mực nước ngầm thấp dễ dẫn đến việc mối mọt, từ đó giảm tuổi thọ của công trình.

– Cọc cừ tràm không thể được sử dụng cho những công trình hạ tầng quá cao trên 5 tầng. Như đã phân tích ở trên, cọc cừ tràm thích hợp nhất cho các công trình có tải trọng thấp sử dụng. Việc sử dụng cho các công trình quá lớn, quá cao có thể gây lực nén quá lớn, tải trọng cao vượt mức khả năng chống đỡ của cọc cừ tràm.

3. Phương pháp thi công cừ tràm

Phương pháp thi công cừ tràm được hiểu đơn giản nhất là đóng cọc cừ tràm xuống nền, móng nhằm tăng tính vững chắc, kiên cố cho phần móng, bên dưới của công trình xây dựng. 

Phương pháp thi công cừ tràm được phân loại dựa trên đặc điểm hai loại nền đất sau:

  • Nền đất có tải trọng yếu: các nơi bùn, ven sông, ao, mương…

  • Địa hình đất ngập nước quanh năm (đây là địa hình phù hợp nhất để thi công cừ tràm).

Dựa vào các địa hình đó mà có các phương pháp thi công cừ tràm khác nhau:

  • Thi công cừ tràm bằng máy: phù hợp với các địa hình có thể dùng được các máy móc, phương tiện vận chuyển cừ tràm. Phương pháp này mang lại nhiều lợi thế và ưu điểm trong việc tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí.

  • Thi công cừ tràm thủ công (thi công cừ tràm bằng tay): phù hợp với các địa hình chật hẹp, không thể dùng tới các máy móc, phương tiện khác. Phương pháp này hiện nay không phổ biến vì tốn kém về thời gian và chi phí, cần nguồn nhân công lớn.

>> Xem thêm: